Định cư Hẻm núi Sićevo

Vào thế kỷ 15, sau các cuộc càn quét của quân Ottoman bình định Ponišavlje (vào các năm 1413, 1426, 1443-1444, 1454), sự hình thành và hồi phục các làng nông thôn ở hẻm núi Sićevo dừng lại vào cuối thế kỷ vì diễn ra di cư hàng loạt.[44] Đây cũng là thời kỳ còn lưu lại những văn bản đầu tiên xác chứng về cộng đồng dân cư nơi này khi Đế quốc Ottoman tiến hành điều tra dân số và địa chính năm 1498 có liệt kê Kunovica, Jelašniča và Prosek.[45] Sang đến thế kỷ 16, lần đầu tiên làng Gradište và Dolac được nhắc đến. Các làng khác không được nêu tên chính thức bằng văn bản cho đến thế kỷ 19 nhưng chắc chắn được hình thành trước và trong thế kỷ 18.[3]

Hai đầu hẻm núi Sićevo đánh dấu bằng mũi tên, tập trung nhiều khu dân cư sinh sống

Dưới thời Ottoman cai trị, hẻm núi Sićevo với địa hình phức tạp bị cô lập với các tuyến giao thông chính. Cho đến thế kỷ 18 đây vẫn là nơi trú đóng của dân binh Hajduk[lower-alpha 11] hoặc những người Ponišavlje trốn khỏi sự áp bức hoặc truy bắt của quân Thổ. Từ những nơi chốn tạm thời này, làng Ostrovica và Sićevo được hình thành vào đầu thế kỷ 18, làng Ravni Do được tạo lập vào thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19. Lúc đó, chắc chắn đã có các làng Crnče và Lanište, vì theo ghi chép vào năm 1837-1838, dân làng phải di dời khỏi địa điểm ban đầu do dịch hạch[46] lây lan từ SofiaPirot.[44][47]

Vào thế kỷ 19, sự phân bố dân cư tại các làng trong hẻm núi Sićevo đã thay đổi đáng kể. Việc định hình lại lãnh thổ cũng như Nam Tư giải thể cũng làm giảm bớt dân số khu vực này vào nửa sau thế kỷ 20.[44]

Mạng lưới làng mạc của hẻm núi Sićevo là một phần khu vực nông thôn các đô thị Niška Banja và Bela Palanka, với tất cả các khu định cư thuộc loại nông thôn. Trong số 11 làng, tám làng là Gradište, Crnče, Ravni Do, Ostrovica, Sićevo, Prosek, Manastir và Kunovica với tổng số 1.938 người chiếm 53,75%[48] nằm hoàn toàn trong khu vực hẻm núi. Còn lại 3 làng Dolac, Laniste và Jelašniča với 1.668 người chiếm 46,25% nằm lấn ra cả ngoài phần hẻm núi.[44]

Theo Điều tra dân số năm 2011, bảy làng có dân số dưới 100 người, tất cả chỉ chiếm 7% tổng số dân. Còn lại 93% dân số cư ngụ trong bốn làng, mỗi làng đều có hơn 500 người.[48]

Nhà, sân và vườn

Còn rất ít dấu vết vật chất lưu lại về nhà cửa thời cổ đại, kể cả sau khi người Slav đến định cư. Bằng cách so sánh với các vùng khác ở Đông Serbia, các làng định cư ở hẻm núi Sićevo thời xưa mang hình thức sơ khai như kiểu lều bạt hoặc nhà gỗ. Cũng không có nhiều tài liệu từ thời Ottoman miêu tả hay đề cập về điều này.[49]

Nhiều thế kỷ trước (thậm chí đến đầu thế kỷ 20), nhà cửa vẫn còn rất đơn sơ, chỉ phủ rơm hoặc cây gỗ, không được sơn quét, rất khó phát hiện ra dấu vết tàn tích cũ vì nguyên vật liệu hoàn toàn tự nhiên của môi trường xung quanh. Những ngôi nhà cổ nhất còn lại chỉ có một phòng với lò sưởigia súc thì được giữ ngay sát cạnh chỉ cách qua một hàng rào. Trong nhà bám đầy khói muội vì không có ống khói.[49]Sau đó, kỹ thuật xây dựng phát triển hơn, nhà được làm móng bằng đá, lò sưởi được ngăn lại để làm thịt hun khói, chuồng gia súc được tách khỏi nhà chính và quây riêng ở một phần sân. Nhà ở kiểu này đại diện tiêu biểu cho thời Ottoman. Vào cuối thời Ottoman cai trị, khi người Thổ đến sống kết hợp xen kẽ, nhà được mở rộng ra nhiều phòng, có gác mái và mái bốn góc (trước kia là mái tròn hoặc bán nguyệt).[49]

Hẻm núi Sićevo cũng như toàn bộ phía đông nam Serbia giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các đô thị ra đời và xây dựng không hề có kiến trúc sư quy hoạch hay định hướng, vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và các dấu ấn khác của Ottoman.[49]

Các nhà dạng này khá phổ biến do nhu cầu cấp bách của dân nghèo nông thôn, không thể có nguyên vật liệu tốt, miễn sao có nơi che đầu là được.[49] Ban đầu chỉ là nguyên vật liệu tự nhiên như gỗ, rơm,... rồi tiến đến gạch nung, đá, vữa. Về sau thế kỷ 20 thì mới áp dụng các vật liệu công nghệ mới. Khi đó, nhà cửa mới có thêm kính, mái nhà chắc chắn và hiên nhà, cùng với tầng hầm trữ rượu vang. Giữa hai cuộc thế chiến thịnh hành kiểu nhà gọi là Nišava-Moravia.[50]

Kiến trúc đô thị và kiểu định cư trên núi ở hẻm núi Sićevo
Hầm rượu có từ đầu thế kỷ 20Làng Sićevo là hình ảnh của kiểu định cư tập trungMột ngôi nhà ở làng Sićevo từ đầu thế kỷ 20 với mái hiên và hầm rượu.

Trong thế kỷ 20, các khu dân cư lâu đời tiếp tục được xây dựng bổ sung thêm mới theo nhịp điệu thời đại, bên cạnh nhà ở còn có các nhà phụ trợ như kho, nhà chứa nông cụ, xe cộ, chăn nuôi, lò sưởi riêng, v.v. Do đó, diện tích trống càng bị thu hẹp lại, một phần do các vách đá giới hạn không gian, nên mật độ xây dựng tăng cao đông đúc và chật chội hơn.[49][51] Sau Thế chiến II, nhà cửa bắt đầu có kết cấu cải thiện rõ rệt: nhiều phòng hơn, thêm tầng, có mái hiên che,... làm từ vật liệu chắc chắn hơn (bê tông, ngói, xi măng, gạch, sắt). Các bãi đất bắt đầu quy hoạch thành vườn (có chuồng trại bao quanh) và phân tách rõ nơi riêng cho lao động sản xuất. Diện mạo kiến trúc nhà cửa khác xa so với loại nhà Nišava-Moravia truyền thống trước kia.[49]

Diện mạo kiến trúc nhà cửa ở hẻm núi Sićevo vào cuối thể kỷ 20 khác xa với kiểu nhà truyền thống Nišava-Moravia trước đó

Khu nghỉ dưỡng cuối tuần, điểm dừng chân tham quan

Dân cư ở hẻm núi Sićevo còn có kiểu tạm trú đã kéo dài hàng thế kỷ, tuy rằng trước đây chỉ liên quan đến việc chăn nuôi gia súc tạm thời. Cho đến thế kỷ 20, kiểu cư trú này có tầm quan trọng lớn đến nền kinh tế nông thôn tại đây.[47] Nhưng dạng dân ngụ cư gắn với chăn thả gia súc này đã bước vào hồi kết vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Lúc này phát sinh kiểu sinh hoạt mới là các khu nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc nghỉ theo mùa. Như vậy sự phát triển loại hình này bắt nguồn từ nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của người dân. Các nhà trong làng đã thay đổi mục đích ban đầu từ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ nhu cầu này chiếm tỉ lệ 13,2% vào năm 2001 và có chiều hướng gia tăng.[52]

Một góc các khu nghỉ dưỡng được xây dựng ở hẻm núi Sićevo cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21

Các khu nghỉ dưỡng cuối tuần nằm dưới chân núi Suva và Svrljica hoặc trên các sườn thung lũng Nišava trong phạm vi độ cao từ 220 m (Cemer) đến 420 m (Kurašnica). Các khu nghỉ dưỡng này được xây dựng ngay gần khu bảo tồn đẹp và có đường giao thông chạy tới đô thị trung tâm gần nhất là Niš. Mục tiêu là dần chuyển từ hình thức ở ngắn ngày (cuối tuần) phát triển thành khu dân cư sinh sống thường xuyên dài hạn.[52]

Trong 15 khu nghỉ dưỡng, có bảy tập trung tại làng Sićevo, bốn ở làng Prosek và gần Tu viện, còn lại bốn ở các làng Kunovica, Ostrovica, Laništa và Jelašniča. Tổng cộng có 983 nóc làm dạng nhà nghỉ này (trong tổng số 1.179 theo điều tra dân số năm 2002), tăng gấp hơn 10 lần so với thập niên 1960 chỉ có 97 nhà nghỉ cuối tuần chính thức đăng ký. Các nhà nghỉ cuối tuần phân bố rải rác hoặc liền kề với các hộ định cư thường xuyên khác.[52]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hẻm núi Sićevo http://www.archeolog-home.com/pages/content/mala-b... http://vukovblog.blogspot.com/2008/02/rat-struja-i... http://wheretoserbia.com/nis-and-around/sicevo-gor... http://www.spc-altena.de/latein/ebene02/eb8_hs8_us... http://www.discoverserbia.org/sr/jugoistocna-srbij... http://www.liman-h2o.org/wp-content/uploads/2012/0... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.gef.bg.ac.rs/img/upload/files/Rad%204.p... http://www.arhivnis.co.rs/cirilica/idelatnost/br%2... http://www.eps.rs/test/malei.pdf